Triển vọng Ngành CNTT & Viễn thông năm 2024: Mảng CNTT tiếp tục tăng trưởng ổn định & kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm



Ngành công nghệ

Chi tiêu CNTT toàn cầu kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024. Theo Gartner, việc mức chi tiêu cho CNTT chững lại trong năm 2023 cho thấy mức chi tiêu CNTT sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2024.

Gartner cho rằng chi tiêu cho công nghệ điện toán đám mây và AI là hai động lực chính cho tăng trưởng chi tiêu CNTT toàn cầu trong năm 2023 và sẽ tiếp tục duy trì đến năm 2024, điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng cho FPT, vì hai phân khúc này chiếm hơn 40% doanh thu chuyển đổi số của công ty. Chúng tôi cũng tin rằng nhu cầu tự động hóa trong ngành ô tô sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2024. Trong 10 năm tới, Precedence Research dự báo tỷ lệ tang trưởng kép (CAGR) ở mức hai chữ số cho phần mềm trong ô tô, dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu và AI.

Những lo ngại về rủi ro liên quan đến AI sẽ ảnh hưởng đến triển vọng ngắn hạn của các ứng dụng về generative AI. Theo Gartner, generative AI chưa có đóng góp lớn vào chi tiêu CNTT toàn cầu, mặc dù chi tiêu cho AI khá tốt trong năm 2023. Chúng tôi cho rằng điều này là do người tiêu dùng lo ngại về những rủi ro mà AI có thể tạo ra và ảnh hưởng kém tích cực đến xã hội loài người trong tương lai. Do đó, chúng tôi cho rằng triển vọng ngắn hạn có thể không thuận lợi cho generative AI vì vẫn cần thời gian để luật toàn diện về AI hoàn thiện để phục vụ cho việc quản trị rủi ro. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn vẫn rất đáng kỳ vọng.

Để mở rộng ngành bán dẫn trong nước, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo khoảng 30.000-50.000 kỹ sư và chuyên bán dẫn đến năm 2030, trong đó FPT sẽ đào tạo khoảng 10.000-15.000 chuyên gia cho ngành này. Để theo đuổi mục tiêu này, trong Q3/2023, Khoa Vi mạch bán dẫn đã được Đại học FPT thành lập và đặt mục tiêu đào tạo lứa sinh viên đầu tiên vào năm 2024. Ngoài ra, trong tháng 11/2023, FPT Polytechnic College and Pearson (tổ chức giáo dục của Anh) đã ký kết chuyển giao chương trình đào tạo bán dẫn BTEC của Pearson (Business Technology and Education Council) cho BTEC FPT. Theo quan điểm của chúng tôi, về dài hạn, cần có thời gian để đánh giá hiệu quả của mảng này, điều này phụ thuộc phần lớn vào số lượng thực tế của người Việt Nam quan tâm/sẵn sàng tham gia vào ngành bán dẫn.

Mảng viễn thông

Trong năm 2022 và 11T2023, số lượng thuê bao băng rộng internet chỉ đạt tốc độ tăng trưởng một con số so với cùng kỳ (so với mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2015-2021), do thị trường băng thông rộng trong nước đã bước vào giai đoạn bão hòa thị trường. Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng này vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2024.

Gartner dự báo chi tiêu toàn cầu cho các trung tâm dữ liệu sẽ tăng 9,5% svck. Chúng tôi tin rằng mức tăng trưởng ở trong nước có thể cao hơn nhờ được hưởng lợi từ Nghị định 53/2022/ND-CP ngày 15/8/2022 (có hiệu lực từ ngày 1/10/2022). Trong đó, Tập đoàn Vietel (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), CMC Telecom, FPT Telecom và Công ty Cổ phần VNG (VNZ: UPCOM) là những doanh nghiệp đáng chú ý.

Quốc hội chính thức thông qua việc sửa đổi Luật Viễn thông vào tháng 11/2023, trong đó cả FPT và CTR đều có khả năng sẽ được hưởng lợi dài hạn.

Trong cùng tháng, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã ban hành Thông tư 13/2023/TT-BTTT (có hiệu lực từ ngày 7/1/2024) giới thiệu băng tần 3.560-4.000 MHz cho kế hoạch đấu giá tần số 5G tiềm năng cho năm 2024, trong đó CTR được cho là đơn vị được hưởng lợi. Bộ TT&TT dự kiến sẽ công bố thêm thông tin chi tiết về cuộc đấu giá băng tần 2.500-2.600 MHz và 3.560-4.000 MHz trong tháng 1/2024 và dự kiến hoàn thành cuộc đấu giá vào tháng 3/2024.

Ước tính lợi nhuận cho năm 2024

Đối với FPT, chúng tôi cho rằng LNTT vẫn tăng trưởng ổn định nhờ mảng CNTT nước ngoài và giáo dục. Tuy nhiên, chúng tôi lo ngại việc đồng JPY tiếp tục mất giá so với VND có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của FPT tại thị trường Nhật Bản.

Đối với CTR, chúng tôi dự đoán phạm vi phủ sóng 3G/4G cao hơn cũng như tiềm năng thương mại hóa 5G trong năm 2024 (theo kế hoạch đấu giá của BTT&TT cho các băng tần 2.500-2.600 MHz và 3.560-4.000 MHz), điều này sẽ dẫn đến nhu cầu đối với các trạm BTS tăng lên và mang lại lợi ích cho mảng hạ tầng cho thuê và vận hành khai thác.

Bạch Chấn Mãn, manbc@ssi.com.vn


Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Đọc Thêm